-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
OMEGA-3 VÀ CÁC BỆNH LÍ VỀ KHỚP
28/03/2023 Đăng bởi: Anh Minh
Trong khi các bệnh viêm xương khớp thường chủ yếu tập trung bổ sung bộ đôi Glucosamine và Chondroitin thì những nghiên cứu gần đây cho thấy một loại thực phẩm bổ sung rất phổ biến cho các bệnh lí tim mạch cũng như các bệnh viêm khớp đó chính là Omega-3, loại Acid béo không bão hòa đa thiết yếu mà cơ thể chúng ta rất cần để có thể hoạt động tốt.
Tiến sĩ John Tarlton, Đại học Bristol Hơn nữa, đã có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy Omega-3 ảnh hưởng đến quá trình sinh hóa của bệnh, và do đó không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh mà còn làm chậm sự tiến triển của nó, có khả năng kiểm soát tình trạng viêm xương khớp đã hình thành.
1. Các loại Acid béo quan trọng
Hai loại Acid béo không bão hòa đa chính gồm: Omega-6 và Omega-3.
Acid béo Omega-3 có liên quan đến giảm tình trạng viêm. Ba loại Omega-3 gồm: Acid Alpha-Linolenic (ALA) có ở thực vật như: óc chó, hạt lanh, các loại rau lá xanh…;Acid Eicosapentaenoic (EPA) và Acid Docosahexaenoic (DHA) có ở động vật: như cá nước lạnh gồm cá hồi, cá thu, cá tuyết,..và trứng. Các loại thực phẩm này hay được bác sĩ khuyên dùng trong chế độ ăn nhằm giảm thiểu các quá trình viêm nói chung.
Acid béo omega-6 có liên quan đến việc làm tăng tình trạng viêm. Omega-6 có trong hầu hết các loại dầu thực vật như: dầu hướng dương, ngô và hạt cải, cũng như các loại thịt, chẳng hạn như thịt gà, thịt lợn và thịt bò.
Các chuyên gia sức khỏe tin rằng Acid béo omega-6 và omega-3 cạnh tranh về cơ chế hấp thụ vì cả hai đều cần cùng một loại Enzyme cho quá trình tiêu hóa. Vì vậy, ngay cả khi ăn đủ lượng Omega-3, thì Omega-6 bạn ăn có thể cạnh tranh hấp thu với Omega-3 trong quá trình tiêu hóa dẫn đến việc không thấy được tác dụng kháng viêm của Omega-3.
Cụ thể, sẽ không có vấn đề nếu chúng ta ăn nhiều Omega-6 hơn Omega-3. Điều quan trọng là giảm tỷ lệ Omega-6/ Omega-3. Các chuyên gia nghi ngờ rằng với hầu hết người Mỹ, tỷ lệ đó hiện nay vào khoảng 16: 1, tốt nhất nên cải thiện để đạt được tỷ lệ 4: 1, tỷ số lý tưởng để tăng cường việc hấp thu Omega-3 và cải thiện được tình trạng viêm khớp. Một cách đơn giản để giảm lượng Acid béo Omega-6 là hạn chế các món chiên xào. Ví dụ, thay vì gọi món khoai tây chiên, hãy gọi một củ khoai tây nướng thay thế.
Chế độ ăn uống bổ sung Acid béo omega-3 có thể có hiệu quả trong việc giảm gánh nặng của bệnh viêm xương khớp trong cộng đồng. Dầu cá hiệu quả hơn nhiều so với chất bổ sung từ dầu lanh, nhưng đối với những người ăn chay, dầu lanh vẫn là một lựa chọn thay thế khả thi.
2. Chất béo Omega-3 tác động như thế nào đối với bệnh viêm khớp?
Omega-3 có đặc tính tham gia vào quá trình điều hòa miễn dịch, tác động tích cực lên cơ chế giảm viêm của cơ thể. Chúng có thể giúp giảm đau và cứng khớp tương tự như thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID).
3. Những bệnh về khớp nào được hưởng lợi từ chất béo Omega-3?
Chất béo Omega-3 hiện nay chưa được khảo sát đầy đủ trong tất cả các bệnh viêm khớp. Những nghiên cứu hiện tại cho thấy Omega-3 rất hữu ích cho bệnh nhân: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp và viêm khớp vẩy nến . Cũng có một số bằng chứng cho thấy chúng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của viêm xương khớp( thoái hóa khớp gối,…) và bệnh Lupus. Uống Omega-3 trong thời gian dài đã được chứng minh là làm giảm sự phụ thuộc vào thuốc giảm đau NSAID trong một vài trường hợp viêm khớp, phòng ngừa các bệnh về tim mạch, nhồi máu cơ tim, tình trạng rối loạn nhịp.
4. Nên chọn loại thực phẩm bổ sung nào?
Chất bổ sung dầu cá Omega-3 có sẵn dưới dạng viên nang hoặc chất lỏng. Kiểm tra hướng dẫn sử dụng để xem lượng omega-3 có trong mỗi viên nang ( có thể dưới dạng tổng Omega-3 hoặc EPA và DHA). Viên nang được ưa thích hơn vì dễ tính liều và mang theo khi đi du lịch.
5. Liều dùng đối với bệnh viêm khớp?
Nghiên cứu cho thấy liều lượng cần thiết để giảm viêm khớp trong bệnh viêm khớp dạng thấp là 2,7 gam Omega-3 (EPA cộng với DHA) mỗi ngày.
Đối với các bệnh lý viêm xương khớp, bổ sung dầu cá với liều thấp hơn (cung cấp 0,45 gam Omega-3) có thể hữu ích. Một nghiên cứu gần đây cho thấy không có lợi khi sử dụng dầu cá cho bệnh thoái hóa khớp gối. Với liều lượng Omega-3 thấp hơn cũng có có lợi cho tim mạch và tình trạng sức khỏe. Nhưng với liều này sẽ không kiểm soát được các triệu chứng của bệnh viêm khớp.
6. Mất bao lâu để nhận thấy được hiệu quả?
Bệnh nhân có thể cần phải bổ sung Omega-3 thường xuyên với liều lượng khuyến cáo cho từng mặt bệnh trong hai đến ba tháng mới có thể cải thiện các triệu chứng viêm khớp.
7. Tác dụng phụ có thể gặp phải
Một tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi uống Omega-3 là hơi khó chịu ở dạ dày (ví dụ: ợ chua, buồn nôn, tiêu chảy,…). Hiện tại không có bằng chứng cho thấy Omega-3 làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc tương tác với các loại thuốc về đông cầm máu, chẳng hạn như aspirin hoặc warfarin. Mặc dù vậy, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành phẫu thuật lớn hoặc nếu bạn đang bắt đầu sử dụng dầu cá trong khi dùng warfarin.
8. Thận trọng khi sử dụng Omega-3
Điều quan trọng là không được nhầm lẫn dầu cá (có chứa Omega-3) với dầu gan cá. Vì dầu gan cá có chứa vitamin A, khi sử dụng một lượng lớn vitamin A có thể gây hại, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai. Nếu dùng dầu gan cá với liều được khuyến cáo cho bệnh viêm khớp có thể gây quá liều vitamin A. Chỉ dùng theo lượng dầu gan cá được khuyến cáo của hãng. Tốt nhất nên sử dụng Omega-3 nguyên chất hoặc các sản phẩm có kết hợp Omega-3 với các dưỡng chất bổ khớp phổ biến như Glucosamin, Collagen type II; Chondroitin.. có xuất xứ công thức và nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao từ các nhà máy lớn ở Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.. Phức hợp này sẽ cho hiệu quả giảm viêm khớp, sưng khớp, chống thoái hóa khớp tối đa dựa trên hiệp đồng tác dụng của các thành phần dược tính; giúp bổ sung dịch khớp và khôi phục chức năng sinh lý bình thường của các ổ khớp, tăng cường sức mạnh của mô khớp.
Xem thêm:
- Bạn biết gì về tác dụng Omega 3 đối với xương khớp, cột sống
- Dinh dưỡng toàn diện cải thiện thoái hóa khớp
- Vai trò của glucosamine với sức khoẻ xương khớp
- Siêu thực phẩm tảo Spirulina – The superfood
- Tại sao cơ thể chúng ta cần bổ sung cả lợi khuẩn Probiotics lẫn Prebiotics?
- Làm thế nào để điều chỉnh lượng đường trong cơ thể của bệnh nhân tiểu đường?
- Melatonin – “hormone tự nhiên cho giấc ngủ ngon lành”
- Phytotherapy – khôi phục sự cân bằng và nuôi dưỡng cơ thể
- 5 tác động cốt lõi của Phytovitality – hỗ trợ sự tự điều chỉnh của tế bào
- Tương thích sinh học – sự cân bằng tinh tế tôn trọng sự vận hành tự nhiên của cơ thể
- Theo dõi và kiểm soát sinh khả dụng của sản phẩm – công việc chuyên môn kỹ thuật cao
- Dạng bào chế thảo dược tối ưu: ứng dụng dạng bột hay siêu vi hạt?
- Công nghệ bào chế độc quyền của Activa Laboratoires – Mang thiên nhiên an lành hỗ trợ sức khỏe bạn
- Chăm sóc sức khỏe toàn diện với liệu pháp dược liệu thiên nhiên
- Cholesterol và bệnh tim mạch
- Vai trò của EPA và DHA trong Omega 3
- Liệu pháp tự nhiên giúp phòng ngừa và giảm đau dạ dày
- Giải pháp hiệu quả từ thiên nhiên dành cho người cao huyết áp
- Ba dòng sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ sức khỏe toàn diện và bền vững
- Việt quất, ngôi sao sáng của Activa với tác dụng tăng cường tuần hoàn máu
- Sức mạnh của hợp chất Polyphenols
- Gan thải độc qua đường nào ? Cách thức để bảo vệ gan của bạn
- 04 cách điều trị nấm candida tại nhà bởi các chuyên gia
- Phương pháp điều trị nấm Candida thay thế kháng sinh
- Nấm âm đạo khi mang thai: nguyên nhân và cách điều trị
- 10 cách ngăn ngừa nấm âm đạo tái phát
- Bfidobacterium.Infantis, chủng vi khuẩn thiết yếu bị lãng quên
- 5 loại thuốc đặt âm đạo trị nấm candida được bác sĩ kê đơn nhiều nhất
- Nguyên nhân gây loạn khuẩn đường ruột và cách xử lý
- 5 phương pháp thải độc ruột hiệu quả nhanh chóng
- Cách thải độc ruột tại nhà – 10 loại thực phẩm được khuyến nghị bởi chuyên gia
- 5 cách Detox thải độc ruột hiệu quả ai cũng làm được
- Top 5 men vi sinh đường ruột tốt nhất hiện nay
- Uống gì để thải độc gan ? Những loại đồ uống giúp gan khỏe mạnh
- Top 7 loại thuốc thải độc gan tốt nhất trên thị trường hiện nay
- 5 Dấu hiệu gan đang thải độc bạn cần biết!
- Ăn gì thải độc gan – Top những thực phẩm giải độc gan hiệu quả
- 5 CÁCH THẢI ĐỘC GAN TẠI NHÀ
- 5 thuốc trị ngứa âm đạo hiệu quả hiện nay
- BẠN CÓ BIẾT GAN QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?
- Cùng khám phá : Gan uống gì cho mát ?
- NGỨA ÂM ĐẠO BÊN NGOÀI THƯỜNG DO NGUYÊN NHÂN NÀO?
- Hiểu về sức khỏe : gan yếu triệu chứng như thế nào?
- Viêm âm đạo khi mang thai, triệu chứng và cách điều trị
- Hiểu về sức khỏe: gan và thận có vai trò gì trong cơ thể
- Gan có chức năng gì trong quá trình chuyển hóa của cơ thể
- Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì cho hiệu quả?
- DẤU HIỆU VIÊM ÂM ĐẠO CỦA PHỤ NỮ
- Cách chữa nấm âm đạo khi mang thai?